Ngữ pháp N4: Bài 8

Oct 20, 2017
0
0

Hôm nay, chúng ta cùng học thêm các mẫu ngữ pháp liên quan đến “Mệnh lệnh” trong cuốn 耳から覚えるN4. Trong bài này các bạn hãy đặc biệt chú ý đến thể mệnh lệnh của động từ và cố gắng luyện tập nhuần nhuyễn nhé. いま、始めましょう!

 

1.命令めいれい表現ひょうげん Thể mệnh lệnh

⓵ 動詞の命令形 : Thể mệnh lệnh của động từ

Thể mệnh lệnh của động từ được chuyển từ thể từ điển như sau:

Động từ nhóm I:

Các động từ nhóm I ở thể từ điển đều có âm cuối thuộc hàng「う」. Ta chuyển âm cuối thể từ điển sang âm thuộc hàng「え」sẽ được thể mệnh lệnh.

およぐ → およげ まなぶ → まなべ
あう → あえ しぬ → しね
かく → かけ やる → やれ
はなす → はなせ よむ → よめ

Động từ nhóm II:

Đối với động từ nhóm II, ta chỉ cần bỏ 「る」trong thể từ điển và thêm「ろ」là được thể mệnh lệnh.

たべる → たべろ
みる → みろ

Động từ nhóm III 

Trong động từ nhóm III, chuyển sang thể mệnh lệnh thì「する」thành「しろ」,「くる」thành「こい」.

べんきょうする → べんきょうしろ
くる → こい

Thể mệnh lệnh của động từ dùng cho người có vai vế cao hơn nói với người có vai vế thấp hơn, hoặc trong các cuộc hội thoại của nam giới khi họ muốn rút ngắn câu nói…

[Chú ý] Thể mệnh lệnh này phần lớn chỉ có nam dùng

 (先輩せんぱい → (後輩こうはい)「おい、早くしろ、遅れるぞ」(Tiền bối nói với đàn em: Này, nhanh lên, muộn bây giờ.)

② (父 → 子ども)「もう7時だ。起きろ」(Bố nói với con: 7 giờ rồi. Dậy đi.)

 (緊急きんきゅう)「あぶない!早くげろ」(Trường hợp khẩn cấp: Nguy hiểm! Chạy đi!)

 (応援おうえん)「もう少しだ。がんぱれ!」(Cổ vũ: Còn một chút nữa. Cố lên!) 

 

⓶ ~なさい: Hãy~

Cách dùng: Thể ます của động từ +なさい

Mẫu câu này cũng dùng để ra lệnh, nhưng sắc thái nhẹ hơn mẫu trên. Cách nói này thường được nữ giới sử dụng.

① 父:「太郎、ちょっと来い」(Bố: Taro, đến đây.)

  母:「太郎、ちょっと来なさい」(Mẹ: Taro, đến đây chút nào.)

② 母:「もう11時だよ。9時に帰ると言ったのに。遅くなるときは連絡しなさい」(11 giờ rồi. Con bảo 9 giờ về mà. Nếu về trễ thì hãy liên lạc về.)

Chúng ta có thể dùng thể mệnh lệnh đi trước「と」như ví dụ dưới đây:

・先生はいつも、私たちに「わからない言葉があるときは、辞書をひきなさい」

→ 先生はいつも、私たちに、わからない言葉があるときは辞書をひけと言います。(Thầy giáo bảo chúng tôi có từ vựng không hiểu thì hãy tra từ điển đi.)

 

⓷ ~な: Cấm ~

Cách dùng:Thể từ điển của Động từ +な

Mẫu câu này mang sắc thái mạnh, dùng để nói “cấm làm một việc gì đó”.

① 危ない!機械きかいにさわるな。(Nguy hiểm, cấm sờ vào đấy.)

② 「遠慮えんりょするなよ。(車に)乗れよ」(Đừng có khách sáo. Lên xe đi.)

③ 「危ないからバイクに乗るなと言ったのに、・・・」(Dù nói là nguy hiểm cấm được đi xe máy, nhưng mà…) 

 

2.~こと/ということ

Cách dùng:

Mệnh đề bổ nghĩa (chuyển động từ cuối thành thể thông thường)+こと

Danh từ/Tính từ đuôi ナ (bỏ な) +であること

Động từ・Tính từ đuôi ナ・Tính từ đuôi イ のふつう体 +ということ

Mẫu câu này dùng để biến động từ/ mệnh đề thành danh từ.

① 私が来月帰国きこくすることは、まだだれにも言っていません。(Việc tháng tới tôi về nước, tôi vẫn chưa nói với ai cả.)

② 「私が今日休むことは、先生に伝えてください」(Việc tôi nghỉ hôm nay, hãy báo giáo viên giúp tôi.)

③ 母から電話がありました。祖母が元気になったことを聞いて、感心しました。(Nhận điện thoại từ mẹ. Biết việc bà đã khỏe lên, cảm thấy an tâm.)

④ この部屋が禁煙きんえんだということを知らないで¥、たばこを吸ってしまいました。(Vì không biết việc căn phòng này cấm hút thuốc nên đã lỡ hút mất.)

⑤ 日本では車は道の左側ひだりがわを走ることを、日本へ来て初めて知りました。(Việc xe hơi ở Nhật chạy bên trái, đến Nhật tôi mới biết lần đầu.)

⑥ 森さんのお父さんが有名な政治家せいじかであることを、最近知った。(Việc bố của anh Mori là chính trị gia nổi tiếng, gần đây tôi mới biết.)

「という」còn được dùng để diễn đạt một ý nghĩa, một lời giải thích, một định nghĩa.

⑦ 「立ち入り禁止」はここに入るなという意味です。(「立ち入り禁止」có nghĩa là không được vào chỗ này.)

 

3.さしあげる/やる/いただく/くださる: Biếu/ Làm/ Nhận/ Tặng

Đây là các động từ kính ngữ/ khiêm nhường ngữ dùng khi nói với hay nói về người có vai vế cao hơn.

[Chú ý] Thể ます của động từ「くださる」là「くださいます」.

① 私は先生に、国のおみやげをさしあげました。(Tôi biếu thầy giáo quà từ nước mình.)

② チンさんは、先生から本をいただいたと言って、よろこんでいた。(Cô Chin nói được nhận sách từ thầy, rất hạnh phúc.)

③ 私が帰国するとき、先生は新しい辞書をくださいました。(Khi tôi về nước, thầy tặng cho cuốn từ điển mới.)

④ 母は毎日花に水をやっている。(Mỗi ngày mẹ đều tưới nước cho hoa.)

 

ちょっと練習しましょう!

① 命令形を書きなさい

いく →
きく →
れんしゅうする →
にげる →
のむ →
すてる →

② 先生からキムさんが入院にゅういんした( )聞きました。

a.ことを   b.のが   c.かを   d.ので

③ 危ない!機械に( )な。

a.さわる b.さわろ c.さわります d.さわらない

④ 10年前にあなたに( )写真は、今も机の上にかざってあります。

a.あがた b.もらった c.くらた d.いただいた

Đáp án

Đáp án: 2-a, 3-a, 4-b

Bình luận

Bình luận ít nhất từ 5 đến 500 ký tự. Số ký tự còn lại: ký tự

Information

Danh ngôn

好きこそ物の上手慣れ。 | Trăm hay không bằng tay quen.