Sep 12, 2017
0
0

Những lễ hội truyền thống đặc sắc ở Nhật Bản

Nhật Bản được xem là quốc gia có tốc độ hiện đại hóa nhanh. Nhưng những gì bản sắc thuộc về văn hóa dân tộc vẫn còn lưu giữ. Những lễ hội truyền thống đặc sắc ở Nhật Bản là một minh chứng cho đều đó.

1. Tết Nhật Bản (Oshougatsu)

Thời gian lễ hội: Ngày 1/1.

Từ năm 1945 thì Nhật Bản chuyển sang ăn tết dương lịch. Lễ hội Oshougatsu có nghĩa là Chính Nguyệt là lễ chào đón năm mới. Tết Nhật Bản cũng gần giống như các tết của quốc gia khác. Nhưng có những nét đặc trưng riêng.

- Treo Shimenawa trước nhà: Vào dịp này, các gia đình Nhật Bản sẽ đặt trước cổng nhà hoặc công ty cây nêu hoặc cây Kadomatsu gồm những cành thông xếp vào những ống tre tươi vát chéo. Người Nhật quan niệm tre là chiếc thang để đón thần năm mới, còn thông mang lại sự may mắn và trường thọ. 

- Thờ cúng tổ tiên và các vị thần.

- Mùng 1 ăn tết bánh dày Ozoni và cũng lì xì đầu năm, đi lễ chùa, chơi trò chơi dân gian như Việt Nam.

2. Lễ hội ném đậu đuổi yêu ma (Setsubun)

Thời gian lễ hội: Ngày 3/2.

Vào mùng 3/2 mỗi năm thì ngươi ta thường được các trưởng nam gia đình rắc đậu đuổi yêu ma. Nghi lễ này được gọi là Mamemaki. Trong nghi lễ này thì người đàn ông sẽ rắc đậu xung quanh nhà và cầu khấn “oni wa soto, fuku wa uchi” (Quỷ cút ra! May mắn mời vào!).

3. Lễ hội búp bê (Hina Matsuri)

Thời gian lễ hội: Ngày 3/3.

Lễ hội thực hiện để cầu sức khỏe và may mắn cho các bé gái. Người Nhật tin rằng những con bút bê sẽ xua đuổi được linh hồn xấu. Hina có nghĩa là những con búp bê nhỏ, còn matsuri có nghĩ là lễ hội. Lễ hội còn được gọi với các tên là lễ hội hoa đào. Vì đầu tháng 3 cũng là thời điểm mà hoa đào nở rộ.

4. Lễ hội ngắm hoa anh đào ( Hanami )

Thời gian lễ hội: Cuối tháng 3 cho đến đầu tháng 5.

Trong tiếng Nhật thì Hana có nghĩa là hoa, còn mi có nghĩa là xem, nhìn. Đây là lễ hội ngắm nhìn hoa anh đào. Hoa anh đào là quốc hoa của Nhật Bản. Loài hoa này sớm nở chớm tàn thường chỉ 10 ngày từ lúc nở cho đến khi tàn. Ở miền Bắc Nhật Bản thường nở vào tháng 3,4 còn miền Nam thì tháng 5. Lễ hội còn được tổ chức ở nhiều quốc gia khác trên thế giới.

5. Tuần lễ vàng

Thời gian lễ hội: Cuối tháng 4 đầu tháng 5.

Đây là kỳ nghĩ dài được người Nhật mong đợi hàng năm. Kỳ nghĩ tuần lễ vàng gồm nhiều ngày quốc lễ của Nhật Bản: ngày 29/4 sinh nhật Thiên Hoàng Chiêu Hòa, 3/5 ngày kỷ niệm Hiến pháp, 4/5 ngày cây xanh, 5/5 ngày thiếu nhi. Các nhân viên kết hợp với ngày nghĩ trong tuần, sẽ được nghĩ cả tuần lễ. Vào thời gian này người Nhật thường lựa chọn đi du lịch nhiều ngày.

6. Lễ hội Gion ( Gion Matsuri)

Thời gian lễ hội: 1-31/7 tại Kyoto.

Lễ diễu hành Yamaboko Yunko là hoạt động chính trong suốt thời gian lễ hội Gion diễn ra. Buổi diễu hành sẽ có 32 kiệu trong đó có 9 kiệu Hoko và 23 kiệu Yama. Số lượng người tham gia lễ hội cũng rất lớn. Lễ diễu hành này diễn ra vào ngày 17/7, nếu như bạn du lịch đến Nhật Bản thì đừng bỏ lỡ lễ diễu hành này nhé.

Ngoài ra, thì lễ hội còn có rất nhiều nghi lễ như: Lễ dựng kiệu Hoko và Yama, Gion Bayashi, Mikoshi-Arai ( Nghi thức thanh tẩy )…

7. Lễ hội sao Ngưu Lang Chức Nữ ( Tanabata)

Thời gian lễ hội: Ngày 7-7 âm lịch.

Lễ hội này được bắt nguồn từ Trung Quốc, lễ kỷ niệm của 2 vị thần Hikoboshi và Orihime gặp nhau. Truyền thuyết kể rằng Oriheme là con gái Ngọc Hoàng nàng chuyên dệt lụa. Một ngày nọ thấy anh chàng chăn bò Hikoboshi đẹp trai thì đem lòng si mê. Ngọc Hoàng bèn lòng gã nàng cho chàng chăn bò.Vì mãi say mê bên nhau, nên nàng quên luôn cả khung cửi còn chàng thì để cho con bò đi khắp nơi ở trên trời. Các vị thần tức giận nên chia cách 2 người ở 2 đầu của dòng sông Ngân Hà. Mỗi năm chỉ được gặp nhau 1 lần.

Vào lễ hội người Nhật Bản thường sẽ viết một tờ giấy nhỏ nhiều màu sắc treo lên cành tre và các đồ trang trí khác. Và cây tre này thường được đưa lên thuyền để trôi sông hoặc đốt đi sau mỗi lễ hội.

8. Lễ Vu Lan ( Obon )

Thời gian lễ hội: Lễ hội tùy địa phươn mà được tổ chức với thời gian khác nhau. 15/7 dương lịch, 15/8 dương lịch, 15.7 âm lịch.

Lễ hội này thể hiện tình yêu thương của những còn người còn sống hay đã mất trong gia đình. Thể hiện lòng biết ơn và cầu an cho các linh hồn. Vào ngày lễ này thì người dân sẽ treo những chiếc đèn trước nhà để dẫn lối cho các linh hồn trở về thăm nhà. Và hoạt động giống như tảo mộ ở Việt Nam mình.

9.Lễ hội ngắm trăng- Trung thu của Nhật Bản ( Tsukimi)

Thời gian lễ hội: 15/8 âm lịch.

Cũng giống như lễ hội trung thu ở Việt Nam. Nhưng ở Nhật Bản lễ hội có nét độc đáo là sẽ ngắm trăng 2 lần. Lần 1 là vào 15/8 lần 2 là 13/9 âm lịch. Theo quan điểm nếu như bạn chỉ ngắm trăng đêm 15. Mà không ngắm trăng sau đêm 13 thì rất dễ gặp tai họa. Lễ hội sẽ có nới ngắm trăng, vật trang trí, đồ cúng bánh dango.

10. Shichi-go-san

Thời gian lễ hội: 15/11.

Đây là lễ hội dành cho các bé gái 3 và 7 tuổi, các bé trai 3 và 5 tuổi. Vào ngày này các bé sẽ diện những bộ Kimono cùng ba mệ đến các thần đạo để dự lễ. Đây là lễ hội cảm tạ thần linh đã bảo vệ cho con cái họ. Với mong muốn chúc phúc cho sức khỏe của chúng sau này.

Ngoài các lễ hội chính trên thì Nhật Bản còn có rất nhiều lễ hội khác hàng năm. Đối với đất nước mà có tốc độ phát triển thần kỳ, với nhiều sự du nhập hiện đại. Nhưng người Nhật vẫn giữ được những lễ hội truyền thống của đất nước mình.

Nguồn ảnh: Internet

Bình luận

Bình luận ít nhất từ 5 đến 500 ký tự. Số ký tự còn lại: ký tự

Information

Danh ngôn

お坊さんは、盗みはいけないと説教しておきながら、袖の中にはチョウを隠していた。 | Miệng nhà sư thì bảo không được ăn trộm, nhưng nách lại giấu con ngỗng (Khẩu phật tâm xà).